Tình hình căng thẳng tại đã vô tình tạo nên sự đối đầu giữa lực lượng hải quân Mỹ và Nga trong một khu vực nhỏ hẹp tại Địa Trung Hải. Tất nhiên, cả hai nước hoàn toàn không có ý định gây chiến với nhau chỉ vì một lí do ‘nhỏ nhặt’ như Syria.


Tuy vậy, giả sử có chiến tranh nổ ra giữa 2 bên, thì phương thức tác chiến của mỗi bên sẽ như thề nào? Yếu tố nào là lợi thế của mỗi bên và có ảnh hưởng ra sao đến kết cục của cuộc chiến?


Mỹ ăn điểm ở số lượng vũ khí


Về số lượng, rõ ràng Mỹ vượt trội, với 2 phương tiện chiến đấu chính là tàu sân bay và tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Về phía Nga, sức mạnh của họ tập trung chủ yếu vào tàu tuần dương tên lửa Moskva, lớp Slava.



Tàu khu trục USS Ramage (DDG-61), lớp Arleigh Burke


Tàu khu trục USS Ramage (DDG-61), lớp Arleigh Burke.


Tấn công


Nếu nhìn vào thông số kỹ thuật, Slava có khả năng diệt hạm vượt trội so với . Tên lửa P500 có tầm bắn 500km và đầu đạn nặng 1 tấn, so với Harpoon chỉ có tầm bắn 120km và đầu đạn 200kg. Do đó, trên lý thuyết, Slava có thể tấn công Arleigh Burke trước từ khoảng cách xa mà Arleigh Burke không thể bắn trả.


Tuy nhiên có một yếu tố ít được nhắc đến, đó là độ cong của Trái Đất. Độ cong này có nghĩa là ở một khoảng cách nhất định, mục tiêu sẽ bị Trái Đất che khuất khỏi tia radar của đối phương. Vì vậy, radar đặt trên tàu chiến, cho dù có công suất mạnh đến đâu, cũng chỉ có thể phát hiện một tàu chiến khác ở một khoảng cách giới hạn. Ví dụ với một tàu chiến có radar đặt ở độ cao 20m, mục tiêu là một tàu chiến khác cũng có chiều cao 20m, thì khoảng cách này chỉ khoảng 40km.



Độ cong của Trái Đất khiến cho mục tiêu nằm trong ‘vùng khuất’ của radar ở một khoảng cách nhất định

Độ cong của Trái Đất khiến cho mục tiêu nằm trong ‘vùng khuất’ của radar ở một khoảng cách nhất định

Do đó, nếu Slava chỉ tác chiến một mình thì tầm bắn của P500 có lớn đến đâu cũng là vô nghĩa vì nó chỉ có thể phát hiện mục tiêu ở một khoảng cách giới hạn. Ngoài ra, giả sử Slava nắm được thông tin toạ độ của mục tiêu và phóng tên lửa, nó cũng không thể theo dõi mục tiêu và cập nhật thông tin dẫn đường cho tên lửa trong quá trình bay. Bản thân P500 được trang bị radar riêng của mình. Tuy nhiên, radar này rất nhỏ và có công suất yếu hơn nhiều so với radar trên máy bay hoặc tàu chiến. Và tất nhiên, nó cũng bị giới hạn bởi độ cong của Trái Đất. Vì vậy nó chỉ phát huy tác dụng trong giai đoạn cuối, khi tiếp cận mục tiêu.


Cách tốt nhất để vượt qua giới hạn này là sử dụng sử dụng máy bay để phát hiện mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa. Vẫn như ví dụ trên, với mục tiêu có chiều cao 20m, nhưng một máy bay đang bay ở độ cao 10km có thể phát hiện ra nó từ khoảng cách tối đa đến trên 400km.


Trong thực tế chiến đấu, Slava cần sự phối hợp với các phương tiện bay khác, như máy bay trinh sát tầm xa Tu-95RT hay các trực thăng đi theo tàu, trong vai trò tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa. Tu-95RT có vai trò cực kì quan trọng trong Hải quân Liên Xô trước đây, và cũng là một mục tiêu được ưu tiên rất cao của Không lực Hải quân Mỹ nếu có chiến tranh nổ ra.



Chiến đấu cơ F-14 Tomcat từ tàu sân bay Enterprise đang xua đuổi 1 chiếc Tu-95RT bên trên Thái Bình Dương trong Chiến tranh lạnh

Chiến đấu cơ F-14 Tomcat từ tàu sân bay Enterprise đang xua đuổi 1 chiếc Tu-95RT bên trên Thái Bình Dương trong Chiến tranh lạnh

Tại Địa Trung Hải, Hải quân Nga cũng sẽ phụ thuộc vào những máy bay này nếu muốn tấn công hạm đội Mỹ. Trong khi đó, vùng trời bên trên khu vực này hoàn toàn do Mỹ và đồng minh làm chủ, không chỉ bởi vì các tàu sân bay của Mỹ mà còn vì bên bờ Địa Trung Hải có rất nhiều nước đồng minh NATO như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Gilbraltar (thuộc Anh). Tu-95RT hay trực thăng đều là những mục tiêu rất chậm, không có khả năng tự vệ trước các chiến đấu cơ. Nga lại không có tàu sân bay hoặc sân bay nào gần khu vực để có thể xuất kích chiến đấu cơ của mình.


Cách tác chiến hạm đối hạm hoàn toàn khác. Mặc dù các tàu chiến nổi của họ cũng được trang bị tên lửa diệt hạm nhưng nhiệm vụ chính của chúng là bảo vệ tàu sân bay. Vai trò tiêu diệt tàu chiến của đối phương do các chiến đấu cơ trên tàu sân bay đảm trách. Ngoài lợi thế hiển nhiên không bị giới hạn bởi độ cong của Trái Đất, máy bay còn có lợi thế về số lượng và khả năng cơ động. Hàng chục máy bay có thể phối hợp cùng phóng tên lửa từ nhiều hướng khác nhau. Nếu sử dụng tàu chiến để phóng tên lửa diệt hạm, số lượng tên lửa có thể tương đương, nhưng hướng tấn công bị hạn chế và có thể đoán được.


Phòng thủ


Trong tác chiến trên biển hiện nay, hệ thống phòng vệ bắn chặn tên lửa diệt hạm đóng vai trò rất quan trọng, vì rất khó để đảm bảo việc tiêu diệt được tất cả các phương tiện (máy bay, tàu chiến) của đối phương trước khi chúng kịp phóng tên lửa. Tàu chiến Mỹ có 2 lớp bảo vệ, lớp bên ngoài là hệ thống tên lửa ESSM, với tầm bắn tối đa 50km. Lớp bên trong là súng phòng không đa nòng Phalanx, tầm bắn 2km, hoặc tên lửa SeaRam, tầm bắn 7.5km. Trên Slava chỉ có một lớp phòng thủ chống tên lửa là súng phòng không đa nòng AK-630, với tầm bắn tối đa 5km.



Súng phòng không AK-630

Súng phòng không AK-630


Hệ thống tên lửa phòng vệ ESSM

Hệ thống tên lửa phòng vệ ESSM


Hệ thống phòng vệ tầm gần SeaRAM

Hệ thống phòng vệ tầm gần SeaRAM

Vũ khí


Như đã nói ở trên, vũ khí diệt hạm chính của phía Nga là tên lửa P500. Nó có lợi thế về tốc độ siêu âm, đầu đạn lớn, và tầm bắn (trong điều kiện có máy bay trinh sát hỗ trợ). Với vận tốc lên đến 850 m/s, hệ thống SeaRam chỉ có gần 9 giây để bắn chặn P500.


Về phía Mỹ, các loại vũ khí diệt hạm chính là tên lửa Harpoon hoặc SLAM-ER. Harpoon có tầm bắn 120km, trong khi SLAM-ER là 240km. Cả 2 đều là tên lửa hạ âm. Về kỹ thuật, cả 2 đều chỉ có tầm bắn bằng 25% và 50% của P500. Tuy nhiên, về tác chiến, do được gắn trên máy bay, tầm bắn của hạm đội Mỹ có thể tương đương, thậm chí vượt trội so với hạm đội Nga. Ví dụ như với F/A-18E/F, tầm hoạt động của nó khoảng hơn 700km, như vậy hạm đội Mỹ có thể tấn công đối phương từ khoảng cách tối đa gần 1.000km.


Ngoài ra, SLAM-ER còn có một ưu điểm là nó sử dụng cảm biến nhận diện hình ảnh thay vì radar như P500 hay Harpoon, vì vậy, nó miễn nhiễm với các biện pháp gây nhiễu, chế áp điện tử, đồng thời giúp tăng độ chính xác của tên lửa. Tên lửa có thể lựa chọn một vị trí cụ thể trên tàu đối phương để tấn công, thường là trung tâm chỉ huy tác chiến.



SLAM-ER dựa vào cảm biến hình ảnh thay vì radar như đa số tên lửa diệt hạm khác

SLAM-ER dựa vào cảm biến hình ảnh thay vì radar như đa số tên lửa diệt hạm khác

Tuy nhiên, về tốc độ thì P500 vẫn nắm ưu thế rõ rệt. Tốc độ cao không chỉ tăng khả năng xuyên thủng hệ thống phòng vệ của mục tiêu, mà bản thân động năng tạo ra bởi tốc độ cao đó cũng có thể gây ra thiệt hại lớn. Ngay cả khi P500 bị bắn trúng ở khoảng cách ngắn, thì vẫn có khả năng nó tiếp tục lao vào mục tiêu nhờ vào động năng còn lại. Đó là lí do Mỹ đang thay thế dần Phalanx bằng SeaRam với tầm bắn cao hơn.


Yếu tố khác


Trên thực tế, không phải mọi yếu tố đều có vẻ bất lợi cho phía Nga. Đối với Hải quân Mỹ, môi trường tác chiến tối ưu nhất cho họ là ở những vùng đại dương rộng lớn như Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. Vùng biển Địa Trung Hải tương đối nhỏ hẹp để họ có thể phát huy hết mọi ưu thế của mình, ví dụ như họ buộc phải chấp nhận duy trì một khoảng cách tương đối gần với hạm đội Nga.


Phía Nga có thể sử dụng yếu tố bất ngờ để gây thiệt hại tối đa cho phía Mỹ bằng cách tấn công trước. Tận dụng khoảng cách ngắn giữa hai hạm đội và tốc độ cao của tên lửa, tàu chiến Nga có thể bắn trúng tàu chiến Mỹ trước khi bị tấn công. Mặc dù kết quả cuối cùng có thể phía Mỹ vẫn thắng thế, nhưng ít nhất họ cũng phải chịu thiệt hại đáng kể.


Một yếu tố quan trọng nữa được bỏ qua trong phân tích này là lực lượng . Chúng có thể đóng vai trò then chốt cả trong việc trinh sát và trực tiếp tấn công. Tuy nhiên, do không có thông tin cụ thể về số lượng, chủng loại tàu ngầm đang hiện diện trong khu vực, vì vậy yếu tố này tạm thời không được tính đến.

 
Top