Dân ta vẫn không tin bác sĩ ta, bệnh viện ta. Có phải do thói quen sính ngoại không, hay thực tế hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trong nước đã làm cho người dân mất niềm tin? Cũng có thể do cả hai nguyên nhân vừa nêu.
Phòng Văn hoá – Kinh tế Đài Bắc công bố mỗi năm có khoảng 17.000 người Việt Nam sang Đài Loan chữa bệnh, đó là thông tin tại cuộc họp báo của đoàn y tế lãnh thổ Đài Loan trong chuyến thăm Việt Nam do Hiệp Hội phát triển ngoại thương Đài Loan tổ chức tại TPHCM ngày 18.10.
Không phải chỉ Đài Loan, có nhiều người Việt Nam đi nhiều nước trên thế giới để chữa bệnh như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Mỹ và một số nước châu Âu. Mỗi năm có khoảng 40.000 bệnh nhân đi chữa bệnh nước ngoài với số tiền trên dưới 2 tỉ USD, một con cố quá lớn so với một nước nghèo như Việt Nam.
Chúng ta đem tiền làm giàu cho các nước và làm nghèo cho mình, biết vậy nhưng tại sao dân Việt Nam vẫn lựa chọn cách này?

Các nhà quản lý ngành y tế khẳng định Việt Nam có nhiều bác sĩ giỏi không thua gì các nước trong khu vực, trang thiết bị y tế cũng tương đương với các bệnh viện cao cấp của họ. Tuy không phải bệnh viện nào cũng được trang bị tốt và có nhiều bác sĩ giỏi, nhưng trong nước có nhiều cơ sở y tế đủ năng lực đáp ứng nhu cầu điều trị cao cấp cho người có thu nhập cao.
Có những bệnh thông thường, cơ sở ý tế trong nước có thể điều trị tốt, nhưng dân mình vẫn không tin. Thậm chí, có một số bác sĩ trong nước rất giỏi như bác sĩ Nguyễn Thanh Liêm của Viện Nhi trung ương, PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, TS. Phạm Mạnh Hùng – Viện tim mạch Việt Nam. GS.TS Bùi Đức Phú, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết Bệnh viện Việt Đức, PGS -TS Nguyễn Văn Thạch ,Viện trưởng Viện chấn thương chỉnh hình …

Đó là chưa kể trong lịch sử, chúng ta có những bác sĩ được thế giới khâm phục như các cố Giáo sư: Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Trần Hữu Tước, Phạm Ngọc Thạch, Phạm Song…
Vậy mà giờ đây, dân ta vẫn không tin bác sĩ ta, bệnh viện ta. Có phải do thói quen sính ngoại không, hay thực tế hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trong nước đã làm cho người dân mất niềm tin? Cũng có thể do cả hai nguyên nhân vừa nêu.
Đã có nhiều bài báo phản ánh các trường hợp bệnh nhân ra nước ngoài chữa bệnh nhưng tiền mất tật mang.
Sự không tin này có tính cố chấp và cả sự sùng ngoại dẫn đến thiệt hại cho mình và cho xã hội. Người Việt nên có nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề này, để có sự lựa chọn chính xác và hiệu quả khi gặp phải bệnh tật. Không phải trường hợp bệnh tật nào cũng phải khăn gói đi xa, tốn kém vô ích.
Nguyên nhân từ phía hệ thống khám chữa bệnh thì quá rõ. Đến bệnh viện Việt Nam, bệnh nhân phải chịu đựng quá nhiều sự khốn khổ. Điều kiện vật chất, thái độ của y bác sĩ, vệ sinh công cộng đều thấp kém.

Một quốc gia chỉ vác tiền đi mua công nghệ và dịch vụ của nước ngoài thì sẽ không bao giờ khá lên được.
Mỗi thầy thuốc, mỗi công dân Việt Nam chắc chắn sẽ rất buồn khi chứng kiến dân mình mang tiền đi “cống” cho nước ngoài.
Nhưng chẳng lẽ y tế của ta mãi mãi mang nỗi buồn này và chấp chận mãi mãi mang nỗi buồn “nhược tiểu”?
(Dân Trí)
 


 
Top